Nghi thức Nghi lễ trừ tà

Những ghi chép có hệ thống đầu tiên về lễ trừ tà trong Công Giáo xuất hiện lần đầu vào năm 1614, sau đó được sửa đổi vào năm 1999 với tên gọi De Exorcismis et Supplicationibus Quibusdam[8] (Những Bổ Sung Liên Quan Đến Trừ Tà) như là một phần trong tuyển tập Rituale Romanum (Nghi lễ La Mã) của Giáo triều Vatican. Sách Nghi lễ La Mã có hệ thống cụ thể nghi thức trừ tà, hiện nay quy định trong Code of Canon Law (Bộ Giáo Luật) ghi chép ở Quyển 5 – Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội, tại điều 1172 rằng: "1- Không ai được trừ tà một cách hợp pháp cho những người bị quỷ ám nếu không được Đức giám mục sở tại giám định và cấp phép. 2- Đức giám mục sở tại chỉ ban phép này cho linh mục đạo đức, nổi tiếng về học thức và khôn ngoan, cùng có đời sống vẹn toàn". Có hai loại nghi thức trừ quỷ là thông thường (phép trừ tà) và trọng thể (nghi lễ trừ tà). Hình thức thông thường là khi làm phép rửa tội.

Một thanh đao bằng bạc có tên là Archangel Michael được những người theo nhóm "The Summit Lighthouse and Church Universal and Triumphant" sử dụng trong nghi thức trừ tà

Hình thức trọng thể là khi có ai bị ma quỷ ám và phải nhờ đến một vị giám mục hay linh mục được chỉ định giúp đỡ trục quỷ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, một linh mục Công Giáo được phép làm nghi thức trừ quỷ cho một nạn nhân ngoài Công Giáo. Trong những trường hợp có dấu hiệu quỷ ám, danh tính của nhà trừ quỷ sẽ phải được giữ bí mật hoặc chỉ được phép tiết lộ cho những linh mục trong cùng giáo phận. Khi nạn nhân là một phụ nữ, giáo luật đòi buộc phải có một phụ nữ đi kèm với linh mục trừ quỷ để công việc được xem là phù hợp và minh bạch. Theo đó, chỉ một linh mục được cấp phép bởi Đức giám mục địa phương mới có quyền thực hiện nghi lễ đặc biệt này (nữ tu không có quyền làm lễ trừ tà). Ngoài ra, trước khi lễ trừ tà được phép tiến hành, Đức giám mục địa phương buộc phải kêu gọi sự giám định chuyên môn của bác sĩ y khoa để đảm bảo những triệu chứng của người nghi ngờ bị quỷ ám không phải từ một chứng bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần sau đó mới tiến hành nghi lễ[9].

Thông thường, một buổi lễ trừ tà sẽ diễn ra với một người trừ tà chính cùng một hoặc nhiều người hỗ trợ. Có những bài cầu nguyện đặc trưng mà Sách nghi thức trừ tà đã chép sẵn. Bánh thánh, muối thánh, nước thánh hoặc rượu thánh là những thức ăn uống đã được chúc phúc cũng có thể được dùng. Linh mục trừ tà có thể trao chúng cho người bị nhập để hỗ trợ họ trước khi bắt đầu nghi thức trừ tà. Đôi khi là dùng để thử phản ứng của ác quỷ vì chúng ghét những phẩm vật thánh thiêng. Rồi sau đó người trừ tà cần kêu gọi sự trợ giúp từ những bề trên, kêu gọi sức mạnh của Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, nói ra tên của các tổng lãnh thiên sứ, các tông đồ, các thánh tử đạo, tên các thánh nữ thuần khiết, mục đích cuối cùng là hỏi tên của con quỷ dữ vì biết được tên của quỷ chính là bước quan trọng nhất để trục xuất nó. Lưu ý rằng những điều liên quan đến tà thuật, ma giáo, bói toán, bói bài, cầu cơ, xem tử vi, tìm hiểu các thứ bùa ngải, phép thuật, ma thuật, tà thuật, những nghi lễ đen tối (nghi lễ hắc ám), phim ảnh, âm nhạc có nội dung phục vụ cho ma quỷ sẽ khiến đến gần ma quỷ hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghi lễ trừ tà http://www.advocate.com/article.aspx?id=83431 http://www.latimes.com/news/nationworld/nation/wir... http://www.nbcnews.com/id/31528426 http://journalofchristianministry.org/article/view... https://books.google.com/books?id=1jYuientrGoC https://books.google.com/books?id=jdlxTpQWIkQC https://books.google.com/books?id=u4i8jv0b7IkC&pg=... https://www.livescience.com/27727-exorcism-facts-a... https://www.theguardian.com/world/2009/jun/25/gay-... https://web.archive.org/web/20110130053855/http://...